Chủ Nhật, 22 tháng 11, 2015

KĨ THUẬT NUÔI DƯỠNG NGAN


                   KĨ THUẬT CHĂM SÓC,PHÒNG VÀ ĐIỀU TRỊ CHO NGAN
I. Các giống ngan
1. Các giống ngan nội
* Ngan trắng: Còn gọi là ngan Ré, là loại nuôi khá phổ biến ở nước ta.
Đặc điểm: Lông màu trắng tuyền , tầm vóc trung bình, lúc 4 tháng tuổi con mái nặng 1,7 - 1,75 kg, con trống nặng 2,85 - 2,90 kg. Sản lượng trứng đạt 69 - 70 quả/năm; tỷ lệ phôi và tỷ lệ nở cao. Đây là giống ngan chịu kham khổ, kiếm mồi tốt, đẻ trứng khá, khả năng chống đỡ bệnh tật tốt.
* Ngan loang đen trắng hay còn gọi là ngan Sen: Lông màu loang đen trắng, tầm vóc to, lúc 4 tháng tuổi con mái nămg 1,7-1,8kg, con trống nặng 2,9 -3,0kg. Sản lượng trứng đạt 65-66 quả/năm; tỷ lệ phôi và tỷ lệ nở cao, ngan mái ấp và nuôi con khéo.Ngan loang nuôi rộng rãi khắp nơi.
* Ngan đen: Còn gọi là ngan trâu. Ngan đen còn rất ít, không được nuôi rộng rãi, vì hầu hết đã bị pha tạp. Giống ngan này toàn thân màu đen tuyền, có tầm vóc to, thô, dáng đi nặng nề, tỷ lệ phôi thấp, nuôi con vụng.    
2. Ngan nhập nội
* Ngan Pháp R31: Ngan có màu vằn ngang và xám đen lúc trưởng thành. Đây là giống ngan có sức sống và năng suất tốt, độ đồng đều cao. Tuổi giết thịt tốt nhất của ngan trống là 88 ngày tuổi với trọng lượng 4,7-4,8kg, con mái 70 ngày đạt 2,5-2,6kg. Tỷ lệ thịt xẻ con trống 68%, con mái 66%, tiêu tốn thức ăn 2,75 - 2,85kg/kg tăng trọng.
* Ngan Pháp R51: Lông màu trắng, thân thịt đẹp, khối lượng cơ thể khá, 88 ngày tuổi con trống đạt 4,7-4,8kg, con mái ở 70 ngày đạt 2,5-2,6kg. Tỷ lệ xẻ con trống 68%, con mái 66%, tiêu tốn thức ăn 2,70-2,85kg/kg tăng trọng.
II.Kỹ thuật nuôi ngan con (từ 1 đến 84 ngày tuổi)
1. Kỹ thuật chọn ngan con
            Nguyên tắc là chọn ngan nở đúng ngày (ngày thứ 34 và 35), khoẻ mạnh, nhanh nhẹn, lông bông, mắt sáng, có màu sắc lông tơ đặc trưng của giống. Loại bỏ hết các con có khuyết tật: khoèo chân, hở rốn, khô chân, bết lông, quá nhỏ,...
2. Chuẩn bị chuồng nuôi, vật tư cần thiết
2.1. Chuồng nuôi
Trước khi đưa ngan vào nuôi, chuồng cần được vệ sinh, khử trùng chu đáo bằng formalin (Formol) 0,05% và được quét vôi trước 3-5 ngày, cần được sưởi ấm 4-5 giờ. Nơi nuôi cần đảm bảo khô ráo, thoáng mát về mùa hè, ấm về mùa đông.
2.2. Vật tư cần thiết
            Cót quây: Nhất thiết trong những ngày đầu phải quây ngan trong các quây cót có chiều cao 0,5m, chiều dài 4,5m với 70-100 ngan/quây.
            Bóng điện: Sử dụng bóng 100W để thắp sáng và sưởi ấm. Mùa hè 1 bóng/quây; mùa đông 2 bóng/quây. Thời gian thắp sáng 24/24 giờ trong 2 tuần đầu. Các tuần sau 20 giờ/ngày.
            Khay ăn: có thể bằng tôn, cao 2m, rộng 40cm, dài 60cm đảm bảo cho 25-30 ngan con/khay.
            Máng uống: Đảm bảo cung cấp nước sạch cho 25-30 ngan/máng.
3. Các điều kiện nuôi dưỡng
3.1. Nhiệt độ:
Được cấp bằng nguồn từ lò sưởi hoặc bóng điện đảm bảo nhiệt trong quây: Tuần 1 là 32-350C, tuần 2 là 30-320C, tuần 3 là 28-300C, tuần 4 là 26-280C.
3.2. Mật độ: Trong giai đoạn 1-28 ngày tuổi: 25 con/m2, giai đoạn 29-84 ngày tuổi: 7-10 con/m2.
3.3. Chất độn chuồng: Có thể sử dụng trấu, phoi bào, rơm, cỏ khô để độn chuồng
3.4. Thức ăn
Với nuôi thâm canh: ở những tuần đầu thức ăn bảo đảm năng lượng trao đổi 2750 - 2800kcal/kg và 18-19% protein thô. Tỷ lệ phối trộn nên 70% thức ăn hỗn hợp + 30% thóc tẻ bỏ trấu cho ngan giai đoạn 1-28 ngày tuổi.
Với nuôi bán chăn thả: có thể sử dụng các loại thức ăn như nuôi thâm canh, tuy nhiên có thể sử dụng các loại nguyên liệu sẵn có của địa phương như đỗ tương , khô đỗ tương, giun, gạo ở giai đoạn nhỏ và thóc tẻ ở các tuần tuổi lớn hơn. Tỷ lệ phối trộn thức ăn như sau:
            Thóc tẻ bỏ trấu: 55,55%                                          
             Đỗ tương rang hay khô đỗ tương: 20% 
            Cám tẻ: 15%                             
            Bột cá nhạt: 7%
            Premix khoáng: 2%
            Premix vitamin: 0,4%                                                                      

                     
Từ ngày thứ 3, tập cho ngan ăn rau xanh thái nhỏ rắc đều trong máng.
3.5. Vệ sinh chăn nuôi
            Cần thiết 2-3 lần/ngày thay chất độn chuồng, đảm bảo có chất độn chuồng khô cho đàn ngan.
IV. Kỹ thuật nuôi ngan hậu bị (85 – 165 ngày tuổi)
1Kỹ thuật chọn ngan hậu bị
Chọn từ đàn ngan con khoẻ mạnh, không mắc bệnh, đạt tỷ lệ nuôi sống cao (92-95%). Giai đoạn này các con được chọn phải chéo cánh, ngoại hình đẹp, bộ lông mượt, ngan mái đạt 1,1-1,9kg (ngan nội); 1,8-2,2kg (ngan Pháp) ở 77 ngày tuổi; ngan trống 2,9-3,0kg với ngan nội; 3,5-4,0kg với ngan pháp lúc 88 ngày tuổi. Với con trống phải chọn những con dáng hùng dũng, có gai giao cấu rõ nét, lỗ huyệt không viêm. Đối với ngan mái chọn những con nhanh nhẹn, chân vững vàng, lỗ huyệt ướt, bụng mềm, phần hông nở nang, Thông thường tỷ lệ này là 75% với ngan mái và 55% với ngan trống.
2 Thức ăn
Ngan rất thích ăn loại thức ăn dạng hạt, tốt nhất loại thức ăn có đường kính 3-5mm. Có thể sử dụng thức ăn hỗn hợp dạng viên (50%) + thóc tẻ (50%). Những nơi không có bãi chăn cần cho ngan ăn các loại nhuyễn thể như ốc, giun đất hoặc cua,.... Nhu cầu dinh dưỡng cần cho 1kg thức ăn có 14-15% protein thô và 2700 Kcal năng lượng. Lượng thức ăn hàng ngày như sau:

Ngày tuổi
Ngan mái (g/con/ngày)
Ngan trống (g/con/ngày)
85-126
85
150-160
127-147
95
170
148-168
110
170
169-182
130
180
183-196
140
200

3. Nước uống: Cung cấp đầy đủ nước uống sạch cho ngan uống tự do.
V. Kỹ thuật nuôi ngan thịt
1.      Chọn giống: tuân theo kỹ thuật chọn ngan con 1 ngày tuổi cho nuôi sinh sản.
2.      Chuẩn bị chuồng nuôi và vật tư cần thiết (cho ngan Pháp và ngan lai)
Máng ăn: Sử dụng khay tôn có chiều cao 4cm, rộng 5cm và dài 60cm với tỷ lệ 15 ngan/khay.
Máng uống: Đảm bảo cho mỗi ngan từ 0,1-0,5 lít nước/ngày. Có thể sử dụng chụp nhựa 1,5 lít và 4 lít  hoặc ống nhựa đường kính 10-15cm làm máng uống, cần có đủ 20-25 con/máng. Trong nuôi bán chăn thả có thể sử dụng máng nhân tạo xây trên sân hoặc ao hồ có sẵn.
Chế độ sưởi và thắp sáng: Cần có đầy đủ cót quây và bóng điện để sưởi cũng như thắp sáng: một bóng 75-100W/quây (mùa hè), hai bóng/quây (mùa đông).
Đảm bảo chế độ nhiệt ở các tuần nuôi úm: tuần 1: 32-350C, tuần 2: 30-320C, tuần 3: 28-300C, tuần 4: 26-280C. Muốn chăm sóc tốt đàn ngan, người chăn nuôi cần thường xuyên quan sát trạng thái sinh lý của ngan.
3.      Vỗ béo ngan (từ 2-3 tuần trước khi xuất chuồng)
3.1.           Đặc điểm
Ngan mái: Bắt đầu từ 50-60 ngày. Ngan trống: từ 63-70 ngày.
Sử dụng ngô hạt và đỗ tương ngâm, luộc chín, nhồi cưỡng bức 2 lần/ngày. Lượng thức ăn tăng dần 200- 300g/con/ngày. Có thể sử dụng thức ăn viên hỗn hợp của vịt vỗ béo hoặc thức ăn nấu chín cho ngan để ngan dễ béo   
3.2.           Chuẩn bị thức ăn
Giai đoạn 1-28 ngày: Nuôi gột giống quy trình úm ngan con để sinh sản. Có thể sử dụng các loại thức ăn có sẵn ở địa phương làm thức ăn tinh và thức ăn bổ sung như: ngô mảnh, cám tẻ, đỗ tương, khô đỗ tương, bột cá, cua ốc, giun. Cho ăn tự do
3.3.           Chăm sóc nuôi dưỡng
Tuân thủ nghiêm túc quy trình phòng ngừa bệnh bằng vaccin đối với bệnh dịch tả khi ngan được 56-70 ngày tuổi, tụ huyết trùng khi ngan 35 – 40 ngày tuổi và một số bệnh thường gặp ở ngan.
Phòng bệnh đường tiêu hóa bằng thuốc kháng sinh Streptomycin 1g + B.complex 2g/120 ngan/ngày vào các ngày tuổi 1, 2, 3. Phòng bệnh nấm phổi vào các ngày tuổi 4, 5, 6, 7 bằng Mycostatin trộn tỷ lệ 1/1000 trong thức ăn, hoặc Nistatin liều 25mg/kg P/ngày, liệu trình 3 ngày.
VI.Kỹ thuật nuôi ngan đẻ (Từ 169 đến 602 ngày tuổi)
1.Đặc điểm của ngan đẻCó 2 chu kỳ đẻ: Chu kỳ 1: Từ tuần thứ 26 trở đi, thời gian đẻ kéo dài 24-28 tuần. Nghỉ đẻ thay lông giữa 2 chu kỳ là 10-12 tuần. Chu kỳ 2: Từ tuần thứ 64-86, kéo dài 22-24 tuần đẻ.
2.Kỹ thuật chọn ngan sinh sản
Con trống có mào đỏ, dáng hùng dũng, có phản xạ tốt khi được kiểm tra gai giao cấu và gai giao cấu có màu hồng sáng dài từ 3-4cm. Khối lượng phải đạt 3,4-3,5kg với ngan nội và 4,0-4,5kg với ngan Pháp. 
Chọn con mái có mặt đỏ, thân hình cân đối, vùng bụng mềm, lỗ huyệt ướt, lông bóng sáng, vùng xương chậu mở rộng. Khối lượng cơ thể con mái phải đạt 2,1-2,2kg với ngan nội và 2,2 – 2,4 kg với ngan Pháp.
Chuẩn bị chuồng nuôi và trang thiết bị
Chuồng nuôi và ổ đẻ
Đảm bảo tránh gió lùa, thoáng mát vào mùa hè và ấm trong mùa đông. Đảm bảo mật độ 3-4 con/m2 . Nền chuồng nên có độ dốc để tiện vệ sinh và tốt nhất nên có 2 bậc (bậc trên chiếm 1/4 diện tích chuồng để ổ đẻ, bậc dưới nơi ngan ăn và uống nước)
ổ đẻ có kích thước 40cmx40cm cho ngan mái vào đẻ. ổ cần có đệm lót, phoi bào dày 5cm để trứng được sạch, với tỷ lệ 4-5 ngan mái/ổ.
* Máng ăn và máng uống
Dùng máng treo thích hợp hơn máng cố định vì máng cố định gây trở ngại nhiều cho việc đi lại của ngan. Cần có máng uống nhựa hoặc loại 4 lít đảm bảo 25 con/máng để sử dụng khi ngan uống thuốc phòng...
* Thức ăn
Chất lượng thức ăn có quan hệ trực tiếp đến việc đẻ trứng và chất lượng trứng ngan. Toàn bộ số trứng đẻ ra đều được đưa ấp để nở ra ngan con. Giá trị kinh tế là số ngan con nở/mái.
Trong quá trình chăn nuôi cần chú ý đặc điểm của ngan là không thích thức ăn bột, bởi vậy thức ăn viên đường kính từ 3,5-4,0mm + thóc tẻ có chất lượng tốt được sử dung trong suốt chu kỳ đẻ trứng. Dinh dưỡng của thức ăn và nhu cầu cho ăn đối với ngan sinh sản cần đảm bảo: trong 1kg thức ăn có 2850 Kcal năng lượng trao đổi và protein thô 17,5-18,5%. Định lượng thức ăn được đảm bảo: với ngan mái 160- 170g/con/ngày, ngan trống 190-200 g/con/ngày
Định kỳ bổ sung thêm sỏi dưới dạng hạt nhỏ có tác dụng tăng khả năng nghiền và hấp thu thức ăn. Nhất thiết phải cho ăn rau, bèo 0,5kg/con/ngày.
Vệ sinh thay độn chuồng hàng ngày, tránh nấm mốc, đảm bảo chuồng khô và sạch. Tránh hiện tượng ngan béo dẫn đến đẻ kém
Phòng bệnh định kỳ (Salmonella, tụ huyết trùng,... )      
VII: Vệ sinh phòng bệnh và một số bệnh thường gặp ở ngan
1.Vệ sinh phòng bệnh: Lịch phòng bệnh và tiêm phòng cho ngan:

 ngày tuổi
Các loại thuốc và văcxin
1-3
Bổ sung Vitamin như: B1, B-complex, ADE hay dầu cá.
Dùng kháng sinh Ampi-coli, streptomycin... liều phòng
Văcxin dịch tả vịt lần 1
18-25
Bổ sung vitamin và kháng sinh phòng bệnh
28-46
Phòng bệnh E.coli, tụ huyết trùng, phó thương hàn  bằng các loại kháng sinh và bổ sung vitamin
56-60
Văcxin dịch tả lần 2
70-120
Phòng bệnh bằng kháng sinh, bổ sung vitamin theo định kỳ 1-2 tháng/lần, liệu trình 3-5 ngày

Văcxin dịch tả lần 3
Bổ sung vitamin và kháng sinh phòng bệnh trong thời kỳ đẻ trứng
Sau khi đẻ 6 tháng
Nhắc lại văcxin dịch tả lần 4
Phòng bệnh bằng kháng sinh định kỳ 1-2 tháng/lần.

180-190





V



                      2.Một số bệnh thường gặp ở ngan
* Bệnh Tụ huyết trùng:
Bệnh thường xảy ra khi thời tiết thay đổi đột ngột và khi có các tác nhân ảnh hưởng khác như chuyển đàn, tiêm phòng, dinh dưỡng kém, chuồng nuôi chật.
Ở thể cấp tính, ngan kém ăn, ủ rũ, khát nước, sốt cao, lông xù, thở khó. Viêm đường hô hấp dẫn đến chảy nước mắt, nước mũi. ỉa chảy đầu tiên trắng nhầy, sau chuyển sang vàng lục. Ngan mắc thể mãn tính thường sưng khớp chân, đi lại khó khăn và gầy yếu.
Phòng bệnh: Không nuôi ngan quá chật, chăm sóc tốt để tăng sức đề kháng, đặc biệt thời gian chuyển mùa. Dùng văcxin Tụ huyết trùng vô hoạt keo phèn hay nhũ hoá.
Chữa bệnh: có thể dùng một trong các loại kháng sinh có mặt ở thị trường như Peniciline, Steptomycin, oxytetracylin, Kanamycin,... tiêm bắp lườn.
* Bệnh Phó thương hàn:
Triệu chứng: Với chăn nuôi lớn, khi hộ chăn nuôi hoặc trại nuôi có bệnh, triệu chứng đầu tiên là tỷ lệ trứng ung cao, ngan con nở thấp. Ngan con có thể chết ngay ngày đầu tiên sau nở không có biểu hiện lâm sàng. Ngan ỉa chảy nặng, mất nước nghiêm trọng, ủ rũ, xã cánh, lông dựng ngược, suy sụp. Tỷ lệ ngan con ốm cao, nhưng tỷ lệ ngan chết thấp (chỉ dưới 10%). Có triệu chứng thần kinh do tác động của độc tố do vi khuẩn tiết ra: Ngan loạng choạng, run, lắc lắc đầu và ngoẹo cổ.
Phòng và chữa bệnh: Chưa có văcxin hữu hiệu để tiêm phòng cho ngan. Vệ sinh trứng và lò ấp nở, vệ sinh chuồng trại, thu gom chất thải thường xuyên là các biện pháp hữu hiệu cho phòng bệnh. Việc xử lý và vệ sinh trứng,  máy ấp trước khi đưa trứng vào ấp. Xông Formol và thuốc tím để diệt nấm, khử trùng vỏ trứng và máy ấp sẽ có tác dụng tốt chống nhiễm Salmonella xâm nhiễm qua vỏ trứng. Chú ý không cho ấp trứng nếu đàn bố mẹ bị nhiễm bệnh. Thức ăn đủ chất dinh dưỡng cho ngan con, đặc biệt bổ sung vitamin A, B1, B.complex, C nếu có thể và chăm sóc tốt để nâng cao sức đề kháng.
            Trị bệnh bằng kháng sinh cho hiệu quả không cao và tạo vật mang trùng. Thuốc điều trị: Sulfaquino xaline trộn thức ăn (1%); hoặc Nofloxan, enrofloxaxin,.. Chuồng trại có gia cầm nghi mắc bệnh cần dùng dung dịch formol 3% để sát trùng.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét